Có những thuật ngữ về ngành chiếu sáng gây khó hiểu và thường bị lẫn lộn. Giống như chỉ số hoàn màu (CRI) và nhiệt độ màu vậy. Bài viết này sẽ làm rõ những gì khác nhau giữa CRI và nhiệt độ màu để bạn không còn nhầm lẫn nữa.
Chỉ số hoàn màu/ chỉ số hiển thị màu là gì?
Chỉ số CRI là một đánh giá bằng số của độ chính xác màu sắc ánh sáng với tham chiếu của ánh sáng ban ngày (thang 100). Ánh sáng mặt trời và phổ rộng của nó sẽ cho phép người có tầm nhìn bình thường thấy 68 màu sắc khác nhau trong biểu đồ màu, nhưng nếu biểu đồ được chiếu sáng bởi nguồn ánh sáng chỉ có một bước sóng, thì màu từ biểu đồ màu sẽ xuất hiện dưới dạng độ sáng khác nhau. Khi ứng dụng vào thực tế, nếu đi bộ hay lái xe thì không cần yêu cầu chính xác về hiển thị màu sắc, nhưng nếu bạn ở trong cửa hàng thì cần tính năng hiển thị màu tốt hơn. Trong các lĩnh vực như văn phòng, sản xuất thủ công hay phẫu thuật, các yêu cầu về khả năng hiện thị, độ tương phản cần được cung cấp bởi hệ thống chiếu sáng với CRI tốt >80 hoặc thậm chí >90.
Nhiệt độ màu là gì?
Thuật ngữ nhiệt độ màu mô tả nhiệt độ của các vật thể mà chúng phát ra ánh sáng. Dây tóc của một bóng sợi đốt 60W nóng lên đến khoảng 3000 độ F thì sẽ tạo ánh sáng với nhiệt độ màu 3000K. Nhiều nguồn sáng nhân tạo của chúng ta không tạo ra ánh sáng bằng cách nung nóng vật liệu cho đến khi nó phát sáng giống như đèn sợi đốt. Thay vì tạo ra một phổ liên tục, chúng tạo ra các đường phát xạ màu, từ đó tạo nên ánh sáng như đèn huỳnh quang chẳng hạn.
Nhiệt độ màu tương ứng là gì?
Đối với những nguồn sáng này, nhiệt độ màu tương ứng (CCT) được chỉ ra dựa trên sự phát nhiệt của vật liệu. Đèn huỳnh quang trắng mát có CCT khoảng 5000K. Màu sắc ánh sáng ảnh hưởng đến bầu không khí trong không gian. Bầu không khí ấm, màu sắc sáng ấm khi nhiệt độ màu thấp, và nếu nhiệt độ màu cao sẽ tạo cảm giác nguồn sáng mát mẻ hơn.